Đô thị Việt Nam Xã_hội_học_đô_thị

Đô thị Việt Nam hình thành cùng với sự phát triển của các trung tâm buôn bán, trên cơ sở các trung tâm hành chính, và trong quá trình phát triển công nghiệp dần mở rộng phạm vi. Một số đô thị của Việt Nam hình thành trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nơi nào có khu công nghiệp thì ở đó có các đô thị. Đô thị gắn với khu công nghiệp, gắn với việc làm và lao động, là trung tâm hành chính gắn với các viên chức nhà nước. Đô thị Việt Nam có nhiều ngành nghề trong đó dịch vụ phát triển, kết cấu dân cư rất phức tạp có xuất thân từ nhiều vùng miền, những người làm đủ các nghề nghiệp, mật độ dân cư cao, cơ sở hạ tầng phát triển. Bước vào thời kì Đổi Mới, quy hoạch bị phá vỡ, nhiều đất nông nghiệp trở thành nhà ở.

Di cư, nhập cư, tăng dân số cơ học

Tình trạng nhập cư vào khu vực ngày càng tăng nhanh kéo theo nhiều vấn đề phải giải quyết như chỗ làm – nhà ở - điều kiện đảm bảo cho đời sống – các tệ nạn xã hội do không quản lý được nhân khẩu. Quản lý hành chính còn nhiều bất cập do văn bản pháp lý chưa hoàn chỉnh, chính quyền cơ sở chưa quản lý được đến các hộ dân.

Môi trường sống và môi trường xã hội

Môi trường xã hội phức tạp do quan hệ cá nhân đa dạng và phức tạp dẫn đến khả năng kiểm soát lẫn nhau thấp. Lối sống đô thị đa dạng và phức tạp. Điều dáng chú ý là có sự tha hóa về lối sống của một số lớp người. Ở khu vực đô thị người ta dễ kiếm được việc làm và có thu nhập hơn ở nông thôn.

Môi trường sống ở đô thị ngày nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mật độ dân cư thay đổi cheo chiều hướng tăng phát thải ô nhiễm, môi trường xuống cấp; các phương tiện sinh hoạt ngày càng thuận tiện cho con người. Đất cho cây trồng, sinh hoạt cộng đồng ngày càng thu hẹp.